Hệ thống phòng ngừa va chạm CPA Plus trên xe Mercedes GLC 250 hoạt động như thế nào?

Admin
Trong vụ tai nạn vào ngày 20/11/2019 tại Hà Nội, với lời khai của lái xe gây tại nạn khi đạp nhầm chân phanh thành chân ga. Nghĩa là xe đột ngột tăng tốc một cách chủ động, hệ thống của xe hiểu rằng lái xe đang muốn tăng tốc, CPA Plus không hoạt động trong tình huống này.

Hệ thống phòng ngừa va chạm CPA Plus (Collision Prevention Assist Plus) trở thành trang bị tiêu chuẩn trên hầu hết các xe ô tô Mercedes-Benz từ tháng 10/2015. Hệ thống CPA Plus sẽ đánh giá tình trạng giao thông phía trước qua dữ liệu thu thập từ các cảm biến radar và phát đi các cảnh báo cho lái xe bằng tín hiệu hình ảnh và âm thanh khi xuất hiện nguy cơ xảy ra va chạm với vật cản hay với xe chạy cùng chiều ở phía trước.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phòng ngừa va chạm CPA Plus trên xe Mercedes-Benz

Khi đã phát đi cảnh báo nếu lái xe không có phản ứng thì thì hệ thống CPA Plus sẽ tự động phanh xe lại một phần để tránh hoặc hạn chế nguy cơ xảy va chạm. Tuy nhiên, trong trường hợp, lái xe phanh gấp thì hệ thống sẽ kích hoạt tính năng phanh thích ứng Adaptive Brake Assist đi kèm lực phanh lớn nhất và quãng đường phanh ngắn nhất có thể.

Để kiểm tra khoảng cách với các xe phía trước, Mercedes-Benz đã trang bị cho hệ thống CPA Plus một cảm biến radar ở cản trước với góc quét khoảng 30° cùng tầm quét hơn 80 mét. Hệ thống sẽ phát đi cảnh báo khi xe ô tô đang chạy ở tốc độ từ 7 - 250km/h (khi xe ở phía trước có chuyển động) và từ 7 - 70km/h (khi ở phía trước là vận cản đứng yên).

Cách thức hoạt động của hệ thống CPA Plus trên xe Mercedes

Giai đoạn 1:

Ký hiệu đèn phòng ngừa va chạm CPA plus trên xe Mercedes


Khi hệ thống phòng ngừa va chạm CPA Plus phát hiện nguy cơ xảy ra va chạm với xe ở phía trước trong 3 giây nữa, ngay lập tức đèn cảnh báo trên màn hình tablo sẽ sáng lên.

Giai đoạn 2:

Trong trường hợp, hệ thống CPA Plus phát hiện nguy cơ xảy va chạm với xe ở phía trước trong 2,6 giây nữa thì ngoài đèn cảnh báo trên bảng màn hình tablo, sẽ có thêm tín hiệu âm thanh để cảnh báo lái xe.

Ở giai đoạn 2 này, nếu lái xe đạp phanh gấp thì hệ thống CPA Plus sẽ phối hợp với hệ thống cân ằng điện từ ESP trên xe để tính toán lực phanh tối ưu nhất. Điều này vừa giúp hạn chế tối đa khả năng xảy ra va chạm với xe ở phía trước vừa giúp xe ở phía sau (nếu có) có thời gian để phản ứng.

Sự khác biệt của hệ thống phanh khi có CPA Plus


Tuy nhiên, sau khi hệ thống CPA Plus đã phát cảnh báo bằng cả hình ảnh và âm thanh mà lái xe vẫn không có phản ứng gì thì xe sẽ tự động phanh lại một phần kết hợp giảm công suất động cơ để hạn chế tối đa nguy cơ tai nạn.

Xe sẽ tự động phanh khi lái xe không có phản ứng khi nhận cảnh báo

Lưu ý: Xe ô tô sẽ chỉ tự động phanh một phần khi tốc độ xe: từ 7 - 105 km/h (khi xe ở phía trước có chuyển động) và từ 7 - 50 km/h (khi ở phía trước là vật cản đứng yên)

Trong vụ tai nạn vào ngày 20/11/2019 tại Hà Nội, với lời khai của lái xe gây tại nạn khi đạp nhầm chân phanh thành chân ga. Nghĩa là xe đột ngột tăng tốc một cách chủ động, hệ thống của xe hiểu rằng lái xe đang muốn tăng tốc, CPA Plus không hoạt động trong tình huống này. Vì vậy, đây là lỗi hoàn toàn do lái xe chứ không phải do hệ thống an toàn trên xe không hoạt động.